Wednesday, February 11, 2015

Yêu Cầu Chung Của Bản Vẽ Lắp

7:59:00 AM
Cơ Khí Chế Tạo Máy
Trong một bản vẽ lắp thì có ba yêu cầu tối thiểu phải có đó là: Kích thước, đánh số chi tiết và bản kê.
Bản vẽ lắp
1. Kích thước: Trong bản vẽ lắp người ta không vẽ chi tiết các bộ phận tham gia lắp mà chỉ chú trọng biểu diễn kết cấu phần lắp càng rỏ càng tốt, khi thấy cần thiết nên vẽ thêm các mặt cắt để ghi được kích thước lắp, các kích thước ưu tiên đưa ra ngoài hình vẽ, nếu khong đưa được thì nên hạn chế ghi kích thước bên trong hình. Trong bản vẽ lắp chỉ có ba loại kích thước sau 
a. Kích thước bao: Cho biết không gian mà các bộ phận lắp ráp chiếm chỗ, bao gốm kích thước dài nhất, rộng nhất và cao nhất. Kích thước bao không có dung sai mà thường có ý nghĩa ước lượng, không cần chính xác lắm, dùng để bố trí không gian.
b. Kích thước khoảng cách trục: Cho biết khoảng cách truyền động, có thể chính xác có dung sai như trong khoảng cách trục có bánh răng, trục vít bánh vít, hay không cần chính xác, vì có thể tăng giảm như trong bộ truyền xích, đai...thì không ghi dung sai. Khoảng cách các bu lông không nên ghi dung sai.
c. Kích thước lắp ráp: Bao gồm kích thước danh nghĩa và kiểu dung sai.
2. Đánh số chi tiết: Trong bản vẽ lắp có nhiều chi tiết tham gia lắp ráp vì vậy cần đánh số chi tiết để định danh, định vật liệu, số lượng, ký hiệu trong bản kê đặt phía trên khung tên. Ký hiệu và số chi tiết phải có độ lớn từ 2mm đến 2.5mm lần số ghi trong kích thước, bên dưới phải gạch bằng nét cơ bản, đường nối chỉ vào chi tiết được vẽ bằng nét mãnh, tận cùng đầu chỉ vào chi tiết có dấu chấm tròn rõ, độ lớn chấm tròn phụ thuộc vào kích thước bản vẽ, từ 1mm đến 1.5mm trong các bản vẽ từ A3 đến Ao. Ký hiệu và số thứ tự phải được đánh trật tự theo vòng cung hoặc ngược chiều kim đồng hồ để người đọc bản vẽ dể tra cứu. Khoảng cách các số nên cách đều nhau và phân bố trên một đường thẳng. Các đường mãnh chỉ vào chi tiết không nên cắt nhau nhiều.
3. Bản kê: Liệt kê lại một cách chi tiết các chi tiết đã được đánh trên bản vẽ. Bản kê được đánh số ngược từ dưới lên và nội dung gồm thứ tự, tên chi tiết, số lượng, vật liệu, ký hiệu ( dành cho ổ lăn, ren vít) và mục chú thích có thể nói tiêu chuẩn hoặc xuất xứ. Nhờ bản kê này, người ta có thể đánh giá được khối lượng toàn máy hay cơ cấu và giá thành. 
Share on Google Plus

No comments:

Post a Comment